Ngocngoctan chào các bạn

Just another WordPress.com weblog

Posts Tagged ‘Khái niệm lạm phát’

2.3.Hậu quả của lạm phát

Posted by ngocngoctan trên 11/03/2010

2.3.Hậu quả của lạm phát

Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội.

-Tác hại thứ nhất là làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình.

-Thứ hai, tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể chỉ số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế.

-Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.

-Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.

-Thứ năm, xuyên tác bóp méo các yếu tố của thị trường làm ch các điều kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.

-Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.

-Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về ặt giá trị.

-Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.

-Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tmf cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.

Tóm lại: Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây ra hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của môi nước. Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.

Chính vì các tác hại trên, việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỷ lệ lạm phát thấp (Tỷ lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế) trở thành một trong những mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát không đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế.

Posted in 2.3.Hậu quả của lạm phát | Thẻ: | 2 Comments »