Ngocngoctan chào các bạn

Just another WordPress.com weblog

Archive for Tháng Chín, 2011

Chỉ có cách để thu hút tiền gửi vào ngân hàng là lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát

Posted by ngocngoctan trên 17/09/2011


Chỉ có cách để thu hút tiền gửi vào ngân hàng là lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát

0h:34′ – 15/9/2011

“Lãi suất tiền đồng phải cao hơn lạm phát”

(Toquoc) – “Chỉ có cách để thu hút tiền gửi vào ngân hàng là lãi suất phải cao hơn lạm phát. Khi đó người gửi mới có lãi suất thực dương”, ông Dominic Patrick Mellor, Chuyên gia Kinh tế Quốc gia Ngân hàng ADB nhận định.

Đề cập đến lãi suất – vấn đề “nóng” khiến báo giới quan tâm trong những ngày gần đây, tại buổi họp báo “Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2011” diễn ra sáng nay (14/9), chuyên gia kinh tế Patrick Mellor cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, chất lượng tín dụng ngân hàng suy giảm đang là một rủi ro.

Theo ông Mellor, trong thời gian qua hệ thống ngân hàng đã tăng lượng tín dụng quá nhanh. Do vậy, dĩ nhiên cần phải có điều chỉnh nhưng quan trọng là phải điều chỉnh như thế nào cho thích hợp.

Việc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mục tiêu đưa lãi suất cho vay về 17-19% trong tháng chín, đồng thời áp trần lãi suất huy động ở 14% có vẻ mang lại tín hiệu vui. Tuy nhiên, ông Mellor bày tỏ quan điểm, về ngắn hạn, việc áp trần lãi suất 14% để hạ lãi vay có thể hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài thì những biện pháp hành chính như thế này không giải quyết được “gốc rễ” của vấn đề mà thậm chí còn làm giảm lòng tin của người dân, của doanh nghiệp…

Ngay sau khi đưa lãi suất huy động về 14%, hiện tượng người dân đổ đi rút vốn xảy ra tại một số ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Chuyên gia kinh tế Patrick Mellor: Chỉ có cách để thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng là lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát (Ảnh: Q.Anh)

Khi người ta phải chấp nhận mức lãi suất thấp hoặc âm khi gửi tiền thì không đời nào người ta duy trì việc gửi tiền lâu dài. Chỉ có cách để thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng là lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát, khi đó người gửi mới có lãi suất thực dương và khi đó họ mới có động lực thực sự gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Do vậy, biện pháp trên chỉ mang tính tình thế còn về lâu dài sẽ không bền vững. Và khi đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu hạ lãi suất cho vay từ 17%-19%”, ông Mellor khẳng định.

Việc điều chỉnh lãi suất, vị chuyên gia kinh tế ADB cho rằng cần phải đúng thời điểm, không nên quá đột ngột. Trường hợp hạ chỉ tiêu quá thấp và nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và có thể gây ra khủng hoảng. Do vậy, việc xem xét điều chỉnh như thế nào cho thích hợp không phải là việc dễ dàng.

“Hơn thế nữa, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác cũng là điều mà Việt Nam nên lưu ý trong việc điều hành lãi suất. Nếu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thì mọi vấn đề khác sẽ được giải quyết ”, ông Mellor nói.

Tuần qua, để tiến hành hạ lãi suất cao, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành bơm ra hệ thống ngân hàng tổng cộng là 72.000 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Trong đó, 15.000 tỷ đồng được bơm trực tiếp cho 10 ngân hàng nhỏ thanh khoản yếu, 20.000 tỷ đồng bơm qua OMO (thị trường mở) và 37.000 tỷ đồng lấy từ Dự trữ bắt buộc của các ngân hàng đem vào lưu thông.

Liên quan đến vấn đề này, ông Mellor khuyến cáo, việc hỗ trợ thời gian qua khó giải quyết triệt để vấn đề mà quan trọng là các ngân hàng phải tự cơ cấu lại, tự cải tổ lại để nâng cao năng lực quản lý, quản trị, đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

Về phía Ngân hang nhà nước, cần thực hiện hỗ trợ với vai trò là người cho vay cuối cùng khi cần sự hỗ trợ về thanh khoản hoặc các hình thức hỗ trợ khác. Ngoài ra, Ngân hàng “mẹ” cũng phải có những giải pháp nhằm “thanh lọc” trong hàng loạt những ngân hàng hoạt động không hiệu quả hiện để có được đội ngũ ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả và an toàn. Đó chính là hướng mà ngân hàng nhà nước cần phải làm.

Q.Anh

http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Kinh-Te/Lai-Suat-Tien-Dong-Phai-Cao-Hon-Lam-Phat.html

————————————–

Thứ năm, 15/9/2011, 16:49 GMT+7

Tiền tiết kiệm đang chảy khỏi ngân hàng

Đồng loạt cam kết thực hiện trần lãi suất huy động 14% theo chỉ thị của Thống đốc, nhưng các ngân hàng bắt đầu lo lắng vì ngày càng nhiều khách hàng đến rút tiền.

Từ 7/9, các ngân hàng bắt đầu thực hiện Chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấm dứt huy động vốn vượt trần lãi suất 14% một năm. Tại hội nghị do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội tổ chức sáng nay (15/9), Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (VIB) Hàn Ngọc Vũ cho biết từ đó đến nay, khách hàng đã rút ra gần 1.000 tỷ đồng. Theo ông, trong ngắn hạn nếu tình trạng này vẫn diễn ra, hệ thống ngân hàng có thể sẽ không chịu đựng được.

Tại ngân hàng Phương Nam, trong một tuần đầu tiên chỉ thị của Thống đốc có hiệu lực thi hành, theo ước tính của Phó giám đốc Phan Công Khoa, có khoảng 200 tỷ đồng tháo chạy. Ông Khoa bày tỏ, đây rõ ràng là sức ép lớn đối với các nhà băng không nằm trong “top” lớn trong bối cảnh hiện nay, khi trần lãi suất đồng loạt quy về 14% một năm. Sức ép này nảy sinh, trong bối cảnh tiếp cận nguồn vốn trên thị trường mở (OMO), thị trường liên ngân hàng, tái cấp vốn… của các đơn vị này trước kia thường bị quản lý khá chặt chẽ.

Ngay sau khi đưa lãi suất huy động về 14%, hiện tượng người dân đổ đi rút vốn xảy ra tại một số ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ngay sau khi đưa lãi suất huy động về 14%, hiện tượng người dân đổ đi rút vốn xảy ra tại một số ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Thậm chí, chuyện người dân rút tiền còn xảy ra tại ngay cả các ngân hàng lớn, có uy tín. Không công bố số liệu chi tiết, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thừa nhận lượng vốn “chạy” khỏi nhà băng có quy mô tài sản và mạng lưới lớn nhất nước này cũng lên tới vài trăm tỷ trong tuần vừa rồi.

“Đây gần như là điều chưa có tiền lệ với Agribank”, vị đại diện nói.

Tình trạng người dân rút tiền khỏi ngân hàng cũng diễn ra tại TP HCM. DongABank vừa phải đình chỉ một giám đốc chi nhánh vì huy động lãi suất vượt trần. Nhưng Tổng giám đốc Trần Phương Bình lo lắng vốn sẽ chảy đi nếu ngân hàng nghiêm túc thực hiện trần lãi suất.

“Có thể nhiều người đã quen với lãi suất tiền gửi cao, nay xuống thấp nên họ đã rút bớt tiền ra làm những việc khác, như chứng khoán, mua vàng hay bỏ vào bất động sản”, ông nói. Ông Bình cho biết lượng tiền huy động của DongABank cuối tháng 8 vẫn tăng so với tháng 7 và cuối năm 2010. Nhưng sau khi thực hiện trần lãi suất từ ngày 8/9 thì lượng tiền huy động của ngân hàng giảm 20 tỷ đồng mỗi ngày.

Đại diện một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ có trụ sở tại TP HCM cũng than thở, chỉ trong 1 tuần qua, gần gần 150 tỷ đồng tiền gửi tại nhà băng đã bị rút ra khỏi ngân hàng. “Số tiền này được rút ra để làm gì vẫn chưa rõ”, ông nói.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Capital) dự báo rủi ro thanh khoản sẽ là một trong ba điều đáng ngại với ngành ngân hàng từ nay đến cuối năm, ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp. Theo ông, kịch bản này khá giống với những gì từng diễn ra năm 2008, khi lãi suất huy động ở mức cao chót vót (tới 18% một năm) bỗng chốc bị ép xuống còn hai phần ba, thậm chí một nửa. Nhiều ngân hàng khi đó phải đi làm chuyện chỉ có thể có ở Việt Nam đó là năn nỉ khách hàng “xí xóa” mức lãi suất cao và chấp nhận mức thấp.

“Các ngân hàng giống như hạt cơm trong chảo rang, cứ bị hất lên hất xuống. Lãi suất huy động đầu năm cao 18% giờ tụt xuống 14%, nguy cơ vốn huy động giảm sút là điều chắc chắn”, ông nói.

Điều các ngân hàng lo hơn cả là tình trạng “xé rào” có thể tái diễn khi một số đơn vị cạnh tranh không lành mạnh. Chủ tịch VIB Hàn Ngọc Vũ cho rằng ở một số thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM hầu hết các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động, nhưng các địa bàn xa khu vực trung tâm, rất có thể vẫn xảy ra tình trạng “lách” lãi suất huy động. Thậm chí, nhiều người vẫn chưa từ bỏ được “thói quen xấu” mặc cả lãi suất với khách hàng. Đây cũng là điều khiến cho nhiều ngân hàng làm đúng quy định đang phải chịu một sức ép lớn về sự lành mạnh, minh bạch và bình đẳng trong nghiệp vụ huy động vốn.

Ông Lê Trí Thông, Phó tổng giám đốc DongA Bank cũng cho rằng, bản thân mỗi nhà băng không ai muốn vi phạm cả. Nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, cùng với đó là sự cạnh tranh không lành mạnh của một số đơn vị nên các nhà băng khác dù muốn dù không đã tham gia “lách lãi suất” nhằm giữ chân khách hàng.

Ông Thông cũng nghĩ rằng, nếu tất cả các nhà băng đều thực hiện nghiêm trần lãi suất và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sẽ tốt hơn cho những người hoạt động trong ngành ngân hàng. Lúc đó, vi phạm đạo đức giảm, mọi hoạt động cũng trở nên minh bạch hơn.

Đại diện một công ty tài chính quy mô lớn ở Hà Nội cũng chia sẻ, một tuần đầu thực hiện chỉ thị, ngân hàng này đã sụt 600 tỷ đồng vốn huy động, chủ yếu từ những khách hàng không truyền thốngsự thất thoát nguồn thanh khoản do người đầu tư đột ngột rút tiền cũng diễn ra. Ông này thông tin, sau một tuần đưa lãi suất gửi về đúng quy định, thanh khoản của đơn vị này đã sụt mất 600 tỷ đồng, chủ yếu từ những khách hàng không truyền thống. Theo nhận định của lãnh đạo này, đang có sự chuyển dịch nhìn thấy rõ trong nguồn vốn, nhưng chuyển dịch đi đâu, các đơn vị hầu như chưa nắm rõ được. Thậm chí, tình trạng mặc cả lãi suất của khách gửi tiền với các đơn vị vẫn diễn ra khá phổ biến.

Lãnh đạo ngân hàng Phương Nam cho rằng rất có thể, ở đâu đó, vẫn còn có điểm huy động với lãi suất trên 14% một năm vì thế mới có hiện tượng khách hàng rút tiền khỏi các ngân hàng nghiêm túc để chuyển sang “ăn” lãi suất cao ở nơi khác.

Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho rằng, bên cạnh sự sát sao của cơ quan chức năng, ý thức của các ngân hàng mới là nhân tố chính để thị trường đi vào ổn định.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm qua khuyến cáo Việt Nam cần thận trọng hạ lãi suất khi lạm phát còn cao. Lãi suất tiền gửi 14% thấp hơn nhiều so với lạm phát sẽ gây thiệt thòi cho người gửi.

Báo cáo hoạt động ngân hàng 8 tháng đầu năm do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội công bố sáng nay cho thấy, trong các tháng 5, 6 và 7 năm nay, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Hà Nội liên tục giảm so với năm ngoái.Tính đến hết 31/8, tổng nguồn vốn huy động được của các tổ chức tín dụng tại Hà Nội đạt 820.660 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cuối năm ngoái, trong đó VND chiếm 73,1% và ngoại tệ là 26,9%. Tổng dư nợ tín dụng cũng tăng 11,49% so với cuối năm 2010: dư nợ VND tăng 6,94% và ngoại tệ tăng 21,79%. Trong đó, cho vay lĩnh vực phi sản xuất chiếm 18,33% tổng dư nợ tín dụng trên toàn địa bàn; cho vay bất động sản chiếm 6,65%; vay đầu tư chứng khoán chiếm 0,9%.Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã thừa nhận, thị trường ngoại tệ bất hợp pháp (thị trường tự do) đã hoạt động trở lại với các giao dịch ngầm. Trong 8 tháng đầu năm, chi nhánh đã ký quyết định xử phạt hành chính 116 triệu đồng với 12 doanh nghiệp vàng bạc vì kinh doanh trái phép ngoại tệ.

Tuệ Minh – Lệ Chi

http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2011/09/tien-tiet-kiem-dang-chay-khoi-ngan-hang/

————————————–

Thứ sáu, 16/9/2011, 19:47 GMT+7

Lại xếp hàng mua vàng tại TP HCM

Cảnh xếp hàng mua vàng lại tái diễn tại nhiều điểm kinh doanh TP HCM trong ngày hôm nay (16/9), khi giá vàng xuống dưới 46,5 triệu đồng mỗi lượng.

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, nguyên ngày nay gần như nghẹt thở. Trong cái nắng nóng, oi nồng, hàng chục người ngồi chờ đến lượt vào trong. Cửa hàng hết sạch chỗ gửi xe. Ngay cả điểm trông giữ tư nhân bên cạnh cũng không còn một chỗ trống.

Bãi giữ xe tư nhân đối diện với Công ty SJC ngày nay cũng quá tải vì lượng khách đến mua vàng tăng đột biến. Ảnh: Lệ Chi

Tầng trệt quá tải, khách hàng được giới thiệu lên tầng 1. Dù thế, không khí mua bán tại đây vô cùng sôi động. Bốn hàng dài, mỗi hàng khoảng 10-15 người ngồi chen nhau giữa các quầy vàng. Cảnh đếm tiền, nhận vàng diễn ra khá nhộn nhịp. Sự sôi nổi trong giao dịch khiến cho nhân viên của SJC cũng mệt nhoài vì phục vụ khách. Lúc 16h30, dù đã hết giờ giao dịch nhưng rất nhiều người vẫn còn đến, rồi đành quay về.

Sự sôi nổi trong giao dịch khiến cho các nhân viên bảo vệ cũng khá vất vả. Một bảo vệ tại SJC thốt lên: “Sao tự dưng hôm nay khách lại đông đến thế cũng không biết. Chúng tôi phải liên tục hướng dẫn người đến mua bán vàng gửi xe, và dắt xe không ngớt”.

Anh Nam Trung, một khách đang mua 5 cây vàng tại SJC cho hay, mấy ngày qua anh chỉ đứng ngoài thị trường theo dõi giá. Giờ thấy giá rơi xuống dưới 46,5 triệu nên tranh thủ mua vào chờ giá lên chốt lời.

Người dân TP HCM lại kéo nhau đi mua vàng. Ảnh: Lệ Chi

Theo đại diện SJC, trong ngày hôm nay, khách vẫn chủ yếu mua vào với số lượng lớn, còn những người đi bán gần như không có.

Tại hệ thống vàng PNJ, tuy không có cảnh xếp hàng nhưng giao dịch cũng sôi nổi không kém. Thời điểm đông đúc nhất là khoảng 10h sáng đến 3h chiều. Bà nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ cho biết, lượng khách đến giao dịch khá đông nhưng do tại TP HCM, hệ thống PNJ có tới 54 điểm bán vàng miếng nên khách phân bổ ra và không có cảnh phải xếp hàng. “Hôm nay được coi là một ngày sôi động nhất trong vòng hơn hai tuần trở lại đây”, bà Cúc nói.

Vị Phó tổng PNJ cho rằng, có thể do chứng kiến sự đi xuống của giá vàng, chỉ còn quanh mốc 46,5 triệu đồng mỗi lượng, nhiều người cho đây là mức hợp lý để mua vào. Trong ngày hôm nay, toàn hệ thống PNJ đã bán ra 4.000 lượng, trong khi mua vào chỉ khoảng 1.000 lượng.

Các tiệm vàng bán lẻ trên địa bàn thành phố, nhu cầu mua vào cũng tăng đột biến. Sự tấp nập tại các cửa hàng ngay từ khi mở cửa lại diễn ra, giống như đợt vàng từ 49,1 triệu đồng (23/8) rơi xuống 44,5 triệu đồng hôm 26/8.

Nhân viên các doanh nghiệp vàng ngày nay cũng mệt nhoài vì làm việc không ngớt tay để giải quyết các giao dịch mua vàng của khách. Ảnh: Lệ Chi

Chủ tiệm vàng Kim Thành, Bình Thạnh cho biết, từ sáng tới chiều, nhu cầu mua vào tăng rất cao. So với mấy ngày trước đây, lượng khách đến giao dịch tăng gấp 4-5 lần. Tuy nhiên, lượng vàng miếng tại cửa hiệu vẫn luôn đảm bảo đủ nguồn cho khách.

Các hiệu vàng quanh chợ Bến Thành, Tân Định, quận 1 cũng cho hay, lượng mua vào trong ngày hôm nay tăng nhiều lần so với hôm qua, bởi nhiều người nghĩ rằng giá hôm nay là khá thấp và khó giảm mạnh nữa mà sẽ tiếp tục tăng tốc. “Nguyên ngày, hầu như chỉ có người tới mua, rất ít khách đến bán ra”, chủ hiệu vàng gần chợ Bến Thành nói.

Tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Trong sáng nay cũng ghi nhận sự giao dịch khá sôi động với xu hướng mua vào là chính. Tổng lượng giao dịch của Tập đoàn DOJI trong buổi sáng đã đạt khoảng 2.500 lượng, trong đó chủ yếu là khách hàng mua vào.

Nhiều chủ hiệu vàng nhận định, hôm nay có thể một phần do giá vàng xuống thấp, cộng với nguồn tiền được rút ra từ ngân hàng về nhiều do lãi suất huy động không còn vượt trần, là lý do lượng khiến khách đến mua vàng tăng cao đột biến.

Thị trường quốc tế trong ngày hôm nay cũng biến động khá mạnh. Từ mốc 1.790 USD lúc mở cửa đã rơi suống sát 1.760 USD vào cuối phiên châu Á. Sau đó, giá dần hồi phục và đi lên. Lúc 19h, vàng giao ngay trên bảng điện tử Kitco.com đang dao động quanh 1.787 USD một ounce. Quy ra tiền Việt, tỷ giá 21.000 đồng, tương đương với khoảng 45,3 triệu đồng (chưa tính phí gia công, vận chuyển…)

Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn chốt ngày ở mức giá cao, quanh 46,65 triệu đồng một lượng, cao hơn giá thế giới trên 1,3 triệu đồng.

Lệ Chi

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/09/lai-xep-hang-mua-vang-tai-tp-hcm/

——————————–

Thứ tư, 14/9/2011, 18:20 GMT+7

‘Phải thận trọng hạ lãi suất khi lạm phát còn cao’

ADB cho rằng việc khống chế lãi suất huy động ở 14% sẽ không khuyến khích người dân nắm giữ tiền đồng, áp lực với tỷ giá và lạm phát, theo đó, có thể gia tăng.

Một trong những khuyến nghị được Ngân hàng Phát triển châu Á đưa ra đối với Việt Nam tại Báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế khu vực là không nên nới lỏng quá sớm các chính sách tiền tệ – tài khóa đang được áp dụng để bình ổn kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Lợi ích của người gửi tiền chưa được đảm bảo trong điều kiện lạm phát cao. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Lợi ích của người gửi tiền chưa được đảm bảo trong điều kiện lạm phát cao. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Mặc dù không khẳng định các biện pháp gỡ bỏ một số tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng, giữ trần lãi suất huy động ở 14%, yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay… là biểu hiện của sự nới lỏng tiền tệ nhưng theo chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB Dominic Mellor, Việt Nam cần hết sức thận trọng khi triển khai các biện pháp này trong điều kiện lạm phát còn cao như hiện nay.

“Cơ quan quản lý cần đảm bảo cân bằng giữa nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng với nhu cầu bảo vệ giá trị tiết kiệm thực của người gửi tiền”, đại diện ông Mellor khuyến nghị.

Theo phân tích của đại diện ADB, lạm phát tại Việt Nam năm 2011 sẽ ở mức 18,7% (cao nhất trong khu vực Đông Á). Như vậy, với mặt bằng lãi suất hiện tại, lợi ích của người giữ tiền đồng chưa được đảm bảo. “Nếu tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất, việc thuyết phục người dân tiếp tục giữ đồng nội tệ, gửi tiết kiệm là rất khó”, chuyên gia này nhận định.

ADB cảnh báo khi niềm tin vào tiền đồng không còn, người dân sẽ có xu hướng hoán đổi phương tiện cất trữ này để chuyển sang nắm nội tệ hoặc các tài sản khác. Đồng tiền mất giá cũng đồng nghĩa với làm phát leo thang trở lại.

Việc cho vay của các ngân hàng cũng tạo nên một nguy cơ khác đối với nền kinh tế khi chất lượng tín dụng đang có nhiều bất ổn. Theo ADB, mức tăng trưởng tín dụng bằng đôla Mỹ lên tới 23% trong 6 tháng đầu năm (so với mức trung bình 7% của toàn hệ thống) là rất đáng lo ngại. Mức tăng trưởng này có thể khiến đồng Việt Nam phải chịu áp lực giảm giá khi mà những khoản vay (phần lớn là ngắn hạn) đến kỳ thanh toán.

Tín hiệu điều hành lãi suất khá
Tín hiệu điều hành lãi suất khá “nhiễu” trong những tháng gần đây. Nguồn: ADB

Phản ánh những lo ngại này, chênh lệch giá mua vào và bán ra trái phiếu Chính phủ và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới đã tăng lên 400 điểm cơ bản trong tháng 8. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2009.

Đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan quản lý Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và các ngân hàng… nhưng theo ADB, các bước đi cần được tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng để không gây ra rủi ro đối với nền kinh tế, đặc biệt là giúp lạm phát và sự mất ổn định tỷ giá có cơ hội quay trở lại. Đồng thời, để có thể thực hiện các chính sách mang tính thị trường nhiều hơn, Việt Nam cần có các giải pháp mang tính lâu dài, nhằm vào việc cải thiện sức khỏe của thị trường tài chính.

Một vấn đề đáng quan ngại khác cũng được đại diện ADB đề cập trong bản báo cáo là vấn đề nợ của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Tài Chính, tính đến hết năm 2010, Việt Nam nợ nước ngoài khoảng 32,5 tỷ USD, tương đương 42,2% GDP. Theo ADB, về mặt số học, tỷ lệ nợ nêu trên vẫn trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, con số nếu trên đã bao gồm không ít nợ do Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước vay, trong khi hiệu quả sử dụng, đầu tư chưa thật sự rõ ràng.

Về lâu dài, ADB cho rằng Việt Nam cần có chính sách nhất quán về quản lý, báo cáo nợ trong nước cần phải nhất quán. Tổ chức này kỳ vọng vào cam kết của Cục Quản lý nợ (Bộ Tài chính) về việc công bố định kỳ các bản tin nợ, qua đó giúp các chuyên gia có thể đo đếm một cách tương đối chính xác sức khỏe tài chính của nền kinh tế.

Nhật Minh

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/09/phai-than-trong-ha-lai-suat-khi-lam-phat-con-cao/

———————————-

 

Posted in Tin Tài chính- Tiền tệ | Leave a Comment »